Giới thiệu và so sánh các script cms mã nguồn mở thông dụng

1. CMS là gì?
CMS (Content Management System) hay còn được họi là hệ thống quản lý nội dung được sử dụng để điều khiển và chỉnh sửa. Nội dung bao gồm các tập tin, hình ảnh, video, file âm thanh, tài liệu. Khái niệm chính đằng sau một CMS là tạo ra những tập tin có sẵn cho việc chỉnh sửa nội bộ hoặc trên nền Internet. Một CMS thường được sử dụng để lưu trữ tài liệu rất tốt. Rất nhiều công ty sử dụng CMS để tổ chức và lưu trữ những tập tin dưới dạng công cộng. Hầu hết các công ty sử dụng CMS có thể chia sẻ nội dung với người khác một cách dễ dàng.

2. Một số tính năng nổi bật của CMS:
 - Quản trị một cách dễ dàng.
 - Có tính linh hoạt và tự động cao.
 - Dễ dàng quản lý và có thể mở rộng thêm các chức năng.

3. Các CMS mã nguồn mở thông dụng:
Nói đến hệ thống web mã nguồn mở thì hầu hết các nhà quản lý về IT, lập trình viên, webmaster, blogger… đều rất quan tâm. Thế nhưng việc chọn lựa hệ thống nào thích hợp với sở trường cũng như mục đích sử dụng thường rất khó khăn bởi vì hiện nay có rất nhiều hệ thống mã nguồn mở xuất hiện trên Internet. Do đó việc phân loại cũng như đánh giá là rất quan trọng.
Trong bài viết này xin giới thiệu một số hệ thống quán lý nội dung mã nguồn mở phổ biến trên thế giới hiện nay. Hy vọng khách hàng sẽ chọn lựa, ứng dụng và phát triển thành công hệ thống mà mình đã chọn.
4. Một số ưu và nhược điểm của các CMS thông dụng:
Wordpress:
- Ưu điểm:
  • WordPress cung cấp một nền tảng giúp khách hàng có thể dễ dàng trong việc cài đặt, sử dụng và phát triển mà không cần kiến ​​thức đầy đủ về php và các ngôn ngữ khác .
  • WordPress cung cấp một loạt các blogtheme trang web, nơi khách hàng có thể tùy chọn mọi thứ theo ý thích của mình.
  • Các tùy chọn được cung cấp trong WordPress đơn giản và hiệu quả hơn nhiều để sử dụng hơn so với hầu hết các CMS khác.
  • Khách hàng có thể chọn một chủ đề cho nền tảng của mình từ một số lượng không giới hạn các chủ đề có sẵn cho WordPress.
  • Tính năng plugin phong phú giúp cho công việc của khách hàng dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • WordPress cung cấp các lợi thế về SEO (Search Engine Optimization) bằng cách thông qua plugin sẽ giúp tìm kiếm nội dung của khách hàng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm mạnh mẽ như Google.
- Nhược điểm:
  • Vấn đề được nói đến nhiều nhấ với WordPress là an ninh. WordPress rất phổ biến và cung cấp các plugin miễn phí nên nó là một mã nguồn dễ bị tổn thương và bị kẻ xấu để mắt tới nhiều nhất.
  • WordPress thích hợp cho viết Blog và xuất bản nội dung kiểu nhóm nhỏ. Nó khó có thể đáp ứng các chức năng mở rộng và tương tác cao.
Joomla:
- Ưu điểm:
  • Dễ sử dụng, rất nhiều tính năng như gallery, video, music, shopping cart, forum ….
  • Joomla có một thư viện các ứng dụng (extensions) khổng lồ được lập trình bởi các lập trình viên khắp nơi, hầu hết là miễn phí, giúp khách hàng có rất nhiều lựa chọn mở rộng tính năng cho website của mình.
  • Giao diện quản lý đẹp mắt, dễ dàng tìm và sửa các lỗi gặp phải.
  • Hỗ trợ SEO rất tốt.
Nhược điểm:
  • Mã nguồn của Joomla tương đối lớn dẫn tới tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn so với các CMS trong quá trình sử dụng làm tiêu tốn tài nguyên Ram của hệ thống. Khách hàng có thể tham khảo một số bài viết dẫn chứng về việc so sánh hiệu suất hoạt động của các CMS trong bài viết đã đề cập tới dưới đây. Link tham khảo: Không chạy tốt trên máy chủ Windows (IIS) vì để có thể chạy tốt một website cài đặt Joomla đòi hỏi các yếu tố như hệ điều hành, máy chủ web, ftp và mail. Vì thế việc sử dụng máy chủ Linux sẽ dễ dàng giúp khách hàng vận hành các máy chủ chạy code PHP và các mã nguồn PHP cũng như là việc tối ưu hóa để giúp website chạy nhanh hơn và ổn định hơn so với máy chủ Windows.
  • Việc có nhiều extensions là một lợi thế đồng thời nó cũng là một bất lợi. Các extensions được viết bởi rất nhiều lập trình viên khác nhau dẫn tới tiềm ẩn các lỗi bảo mật trong các extensions đó.
Drupal:
- Ưu điểm:
  • Nền tảng mạnh mẽ, ổn định, mã nguồn được tối ưu nâng cao hiệu suất hoạt động giúp tiết kiệm nguyên của hệ thống.
  • Cấu trúc linh hoạt giúp các lập trình viên mở rộng chức năng không hạn chế theo nhu cầu sử dụng.
  • Thân thiện với công cụ tìm kiếm, đó là một lợi thế rất lớn khi SEO luôn là một vấn đề được quan tâm đối với bất kỳ trang web nào.
  • Tính năng Multiple giúp khách hàng có nhiều website với một lần cài đặt Drupal. Giúp khách hàng điều khiển và quản lý dễ dàng hơn.
  • Drupal chạy được cả trên server Linux và Windows.
Nhược điểm:
  • Khó thích ứng với khách hàng mới sử dụng và chưa hiểu rõ về nó.
  • Drupal có ít các thành phần mở rộng (extensions) hơn. Mỗi khi có phiên bản Drupal mới khách hàng phải chờ các nhà cung cấp nâng cấp extensions của họ để tương thích .
  • Bố trí phức tạp nên gây khó khăn cho khách hàng mới sử dụng trong việc tìm kiếm.
Qua bài viết này khách hàng có thể hiểu được thêm về các CMS cũng như là biết được mã nguồn nào sẽ phù hợp nhất đối với website của mình.
Link tham khảo:

Powered by WHMCompleteSolution