Cấu hình gửi mail trong WordPress sử dụng Plugin WP Mail SMTP

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cấu hình gửi mail trong WordPress sử dụng Plugin WP Mail SMTP
Nếu bạn là một quản trị viên website wordpress thì việc liên lạc với end user là một điều cần thiết, chẳng hạn như việc thông báo gửi mail đến thành viên sau khi đăng ký tài khoản trên website hoặc thông báo bình luận thông qua email.
Nếu bạn sử dụng hàm PHP mặc định để gửi mail rất có thể email của bạn sẽ vào mục Spam của Google và đa số các nhà cung cấp Hosting đều chặn hàm mail() nên việc gửi mail của bạn sẽ không đảm bảo an toàn và gửi đến được người nhận. 
I. Cài đặt Plugin WP Mail SMTP
Để cài đặt Plugin WP Mail SMTP, bạn làm theo các bước sau:
1. Đăng nhập trang quản trị Wordpress có dạng http://yourdomain.com/wp-admin 
2. Tại mục tùy chọn bên trái chọn Plugins -> Add new.
3. Trong ô Search Plugin bạn gõ wp mail smtp và nhấn Enter.
4. Chọn WP Mail SMTP và nhấn Install now.
5. Sau khi cài đặt hoàn thành tiếp tục chọn Active Plugin.
II. Cấu hình WP Mail SMTP
1. Sử dụng Gmail của Google
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Gmail và bật chức năng đăng nhập IMAP.
Gmail
Bước 2: Cấu hình trong Plugin.
  • Đăng nhập vào trang quản trị Wordpress tại khung bên trái chọn Plugin WP Mail SMTP
  • Cấu hình các thông tin như hình dưới
Gmail
  • From Email: Điền thông tin email gửi
  • From Name: Tên người gửi
  • SMTP Host Name: Đối với Gmail điền thông tin host name là smtp.gmail.com
  • Type of Encryption: Chọn SSL
  • SMTP Port: 465
  • SMTP Authentication: Yes
  • Username: Email đăng nhập
  • Password: Mật khẩu

Bước 3: Kiểm tra

Ở mục tùy chọn bên phải bạn điền các thông tin sau để kiểm tra email gửi đi
Test
To: Email gửi nhận
Subject: Tiêu đề email
Message: Nội dung email

2. Sử dụng email hosting
Hosting


  • From Email: Điền thông tin email gửi
  • From Name: Tên người gửi
  • SMTP Host Name: Thường có dạng mail.yourdomain.com
  • Type of Encryption: Chọn None
  • SMTP Port: 25
  • SMTP Authentication: Yes
  • Username: Email đăng nhập
  • Password: Mật khẩu
Bạn có thể xem thêm video:
Chúc các bạn thực hiện thành công!

Powered by WHMCompleteSolution