Hướng dẫn xử lý lỗi timeout khi import database có dung lượng lớn

1. Mục đích:
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho quý khách xử lý lỗi timeout khi import các file database có dung lượng lớn (>50MB).

2. Nguyên nhân:

Theo cấu hình mặc định của các máy chủ quý khách hàng chỉ có thể được phép upload tối đa file database (.sql, .sql.zip) là 50Mb khi thực hiện việc Upload và Import database từ giao diện PhpMyAdmin.  Việc import một lượng lớn dữ liệu vào mySql sẽ mất khá nhiều thời gian thực thi của php. Trong khi mặc định phpMyAdmin chỉ cho phép file php thực thi trong 300 giây, nếu thời gian thực thi lớn hơn sẽ gây ra lỗi timeout.

3. Cách xử lý:
 Đối với máy chủ có License cPanel

Nếu quý khách có sử dụng License Cpanel quý khách có thể thực thiện thao tác sau để kiểm tra việc cấu hình cho phép upload của máy chủ.

  1. Đăng nhập vào giao diện WHM/cPanel.
  2. Tìm đến menu Service Configuration » PHP Configuration Editor
  3. Tại đây quý khách cần tìm tham số max_execution_time và tăng tham số này lên.  Đây là tham số quy định thời gian thực thi php. Đơn vị tính là giây(s). Nếu quý khách đặt là 0 có nghĩa là không giới hạn thời gian thực thi. Sau đó Save lại.

 Đối với máy chủ không có License cPanel

Nếu không sử dụng License cPanel, thao tác sẽ khó khăn hơn một chút, khi đó quý khách phải chỉnh sửa trên file php.ini.

      1. SSH vào server cần cấu hình.

      2. Tìm file php.ini

      Tuỳ vào cấu hình trên từng server khác nhau nên file php.ini có thể nằm ở đường dẫn khác nhau. Quý khách có thể sử dụng lệnh sau để tìm file php.ini 

      # find /usr -name php.ini 

       Lệnh trên sẽ trả về danh sách các đường dẫn có file php.ini

       3. Mở file php.in tìm và thay đổi tham số

       max_execution_time = 300  (hoặc lớn hơn)

       Sau đó Save lại.
4. Hướng dẫn import database trực tiếp bằng Command line.
Các bước để import database bằng lệnh như sau:
    1. Upload file dumpfilename.sql  lên server. Khách hàng có thể dùng FTP để upload. (tham khảo tại đây.)

    2. Tạo database 

        CREATE DATABASE database_name;

     Sau đó tạo user và gán quyền cho user (tham khảo tại đây)
    3. Dùng lệnh sau để import database.

   mysql -u [username] -p [database_name] < [dumpfilename.sql]
Với:
username là user dùng để chạy database.
database_name là tên database cần import.
dumpfilename.sql là file database vừa upload lên server.

Ngoài ra quý khách có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn sử dụng bigdump để import dữ liệu có dung lượng lớn tại đây

Powered by WHMCompleteSolution