1. Giới thiệu LVM

LVM là một phương pháp cho phép ấn định không gian đĩa cứng thành những Logical Volume khiến cho việc thay đổi kích thước trở nên dễ dàng ( so với partition ). Với kỹ thuật Logical Volume Manager (LVM) bạn có thể thay đổi kích thước mà không cần phải sửa lại partition table của OS. Điều này thực sự hữu ích với những trường hợp bạn đã sử dụng hết phần bộ nhớ còn trống của partition và muốn mở rộng dung lượng của nó, bạn chỉ cần ấn định lại dung lượng mà không cần phân vùng lại, cũng không phải đối mặt với nguy cơ mất dữ liệu khi thay đổi dung lượng như khi thao tác trên Partition.

2. Một số thuật ngữ trong LVM

 - Physical volumes (PV): Là đĩa cứng vật lý trong server của bạn. Khi dùng LVM có thể kết hợp nhiều PV để tạo thành một Volume Groups với dung lượng bằng tổng dung lượng các PV. Tuy nhie6n PV chỉ là đại diện cho các ổ đĩa vật ký chứ không phải là bản thân ổ đĩa đó, vì vậy để cần phải tạo PV từ các dev đã mount.
 - Volume Groups (VG): là một tập hợp các PV, từ VG sẽ có thể phân chia thành các Logical Volumes và các Logical Volumes này có thể thay đổi kích thước dễ dàng.
 - Logical Volumes (LV): Là đơn vị cuối cùng của hệ thống LVM, các LV tương đương với partition theo cách phân chia truyền thống. LV có thể thay đổi kích thước dễ dàng, tất cả chỉ phụ thuộc vào kích thước của VG.

3. Một số thao tác trên LVM:
3.1 Tạo PV:
   Ví dụ hệ thống hiện tại có 3 HDD là sda, sdb, sdc với dung lượng là 50,30 và 20GB. Hiện tại sẽ xử lý trên sdb và sdc.

   Đầu tiên tạo ra PV từ sdb và sdc.
   Dùng lệnh  pvcreate /dev/sdb1 /dev/sdc1
        
     












  Kiểm tra lại các PV bằng lệnh pvdisplay

 
3.2 Tạo VG  
   Sau khi đã tạo ra các PV, tiếp theo tiến hành tạo VG, ở đây Vinahost minh họa tạo ra VG Vinahost sử dụng 2 PV vừa mới tạo, dung lượng của VG tạo ra sẽ là 50GB (20G + 30G)
   Tiến hành tạo VG bằng câu lệnh vgcreate Vinahost /dev/sdb1 /dev/sdc1
   
Sau khi tạo xong VG kiểm tra lại bằng câu lệnh vgdisplay

 3.3 Tạo LV
   Sau khi đã có VG, có thể tiến hành tạo các LV. Ở đây minh họa việc tạo ra 2 LV với dung lượng 10GB tên gọi là VNH1 à VNH2 từ VG là Vinahost
   Để tạo các VG, dùng câu lệnh  lvcreate
   lvcreate --name VNH1 --size 10G Vinahost
   lvcreate --name VNH2 --size 10G Vinahost
   
Sau khi tạo các LV, có thể kiểm tra bằng câu lệnh  lvdisplay

3.4 Thay đổi dung lượng các LV:

   Ưu điểm của LVM là cho phép thay đổi dung lượng các LV dễ dàng, miễn là VG chứa LV còn đủ dung lượng cho việc mở rộng.
   Để thực hiện tăng dung lượng cho LV, dùng câu lệnh  lvextend
   Để thực hiện giảm dung lượng cho LV, dùng câu lệnh  lvreduce
   Ví dụ, tăng dung lượng VNH1 lên 20G, giảm VNH2 xuống còn 8G, chạy các lệnh sau:
   lvextend -L 20G /dev/Vinahost/VNH1
   lvreduce -L 8G /dev/Vinahost/VNH2


Sau khi được tạo ra, một LV được hệ thống nhận như là một Partition bình thuơg2, bạn có thể format nó thành filesystem và mount tùy theo ý thích
Câu trả lời này có hữu ích không? 0 Người dùng thấy điều này hữu ích (0 Bình chọn)

Powered by WHMCompleteSolution